Unknown
Hội Chứng Myostatin Là Gì? Tại Sao Các Gymer Khi Nghe Nói Đều Mong Mắc Phải
Chắc rất nhiều bạn lần đầu được nghe qua về hội chứng Myostatin đúng không? Liệu có ảnh hưởng gì tới cơ bắp không mà gymer khi biết về nó đều muốn mình mắc phải?
Chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu nó ngay qua bài viết này nhé!
Định nghĩa Myostatin
Myostatin là một nhân tố tăng trưởng có nhiệm vụ kiểm soát kích thước của cơ bắp ngay từ giai đoạn đầu phát triển của phôi thai và tiếp tục đến hết cuộc đời. Myostatin hoạt động bằng cách ức chế sự tăng trưởng của cơ bắp, ngăn ngừa chúng phát triển quá lớn. Myostatin còn được gọi là nhân tố tăng trưởng và biệt hoá số 8 (growth and differentiation factor 8 – GDF-8)
Người mắc hội chứng Mysotatin hay còn gọi là hội chứng “superman” là người có các đột biến gen MSTN (gen mã hoá myostatin). Điều này khiến cho khối lượng cơ bắp, xương và sức mạnh lớn hơn nhiều so với người bình thường. Điều này giúp việc trao đổi chất trong cơ thể diễn ra nhanh hơn bình thường và mỡ được giảm tốt hơn.
Ngoài việc làm cho người bệnh “ăn như hạm đội” thì rối loạn Myostatin hoàn toàn không gây thêm những tác động tiêu cực nào đến sức khoẻ, ngay cả thần kinh, trí tuệ cũng không bị ảnh hưởng. Vì thế, đây có lẽ là căn bệnh được rất nhiều quý ông mong muốn mắc phải nhất.
Vậy hội chứng Myostatin có dễ mắc phải không?
Tất nhiên rồi, rất nhiều người mong muốn mắc phải nó cũng đồng nghĩa với việc đây là một hội chứng cực kỳ hiếm gặp. Thống kê hiện nay trên thế giới cho biết chỉ có khoảng 100 trường hợp mắc phải.
Biểu hiện
Những người mắc bệnh rối loạn Myostatin phát triển cơ bắp ngay khi còn trong bụng mẹ và sau khi sinh. Trường hợp nổi tiếng nhất là Liam Hoekstra (Michigan, Mỹ). Cậu đã trở thành vận động viên thể hình ngay từ khi 5 tuổi. Khi chưa tới 1 tuổi, cậu đã làm được những thứ mà chỉ có VĐV thể hình mới làm được. Và cậu được xem là “superman nhí”
Một số hình ảnh về hội chứng Myostatin
Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm 1 kiến thức mới trong thể hình. Nhờ đó mà có thể chém gió với đám bạn thân khi có dịp.
Chúc bạn nhiều sức khoẻ và niềm vui trong cuộc sống!
Xem thêm: Vì sao nên ăn theo Macro và cách tính Macro để giảm cân?